Quản lý Tài nguyên và Môi trường
|
60 85 01 01
|
Thời gian đào tạo:Từ 2 năm đến 4 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học
Khối lượng kiến thức toàn khoá:
Triết học: 05 tín chỉ;
Ngoại ngữ: tự tích luỹ;
Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 12 tín chỉ bắt buộc và 18 tín chỉ tự chọn;
Luận văn thạc sĩ: 14 tín chỉ
|
C1.Học viên sau khi tốt nghiệp có những hiểu biết và tôn trọng (1) các quy định liêm chính trong học thuật; (2) thể chế và chính sách liên quan đến môi trường; (3) sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; (4) quan điểm toàn diện trong phát triển.
C2.Học viên sau khi tốt nghiêp có kiến thức Địa lý tổng hợp về phát triển bền vững liên quan đến:
- Quản trị tài nguyên và môi trường: quản trị môi trường đô thị - nông thôn - biển đảo.
- Các vấn đề kinh tế môi trường, kinh tế phát triển, du lịch bền vững, du lịch sinh thái…
- Các vấn đề xã hội liên quan đến môi trường: sinh thái nhân văn, giới, sự tham gia của cộng đồng.
C3.Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các công cụ như GIS, viễn thám, thống kê và đánh giá tác động môi trường vào nghiên cứu.
C4.Học viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện một đề tài nghiên cứu hoặc tham gia vào các nhóm nghiên cứu thuộc các chuyên ngành có liên quan, tham gia thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường.
|
Địa lý học
|
60 31 05 01
|
Thời gian đào tạo:Từ 2 năm đến 4 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học
Khối lượng kiến thức toàn khoá:
Triết học: 05 tín chỉ;
Ngoại ngữ: tự tích luỹ;
Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 12 tín chỉ bắt buộc và 18 tín chỉ tự chọn;
Luận văn thạc sĩ: 14 tín chỉ
|
C1.Học viên sau khi tốt nghiệp có những hiểu biết và tôn trọng(1) các quy định liêm chính trong học thuật;(2) thể chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta; (3) sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; (4) quan điểm phát triển bền vững.
C2.Học viên sau khi tốt nghiêp có kiến thức Địa lý tổng hợp trong các lãnh vực:
- Kinh tế vĩ mô: toàn cầu hóa, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường.
- Phát triển địa phương: Phát huy tiềm năng, thế mạnh, bản sắc của một địa phương.
- Đô thị: quy hoạch và quản lý đô thị, các vấn đề xã hội như sức khỏe, nhà ở, môi trường.
- Nông nghiệp và nông thôn: phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, qui hoạch nông nghiệp.
- Xã hội: Giới, sự tham gia của cộng đồng, văn hóa các dân tộc Việt Nam
- Du lịch: chiến lược phát triển du lịch, du lịch sinh thái…
C3.Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các công cụ như GIS, thống kê, phân tích kinh tế … vào nghiên cứu
C4.Học viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu hoặc tham gia vào các nhóm nghiên cứu thuộc các chuyên ngành có liên quan, theo hướng tiếp cận liên ngành, vùng lãnh thổ, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ cho quy hoạch (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đô thị và dân cư).
|